Trồng rau trên sân thượng, một khái niệm, một mô hình tưởng như rất gần gũi với mọi nhà, nhưng cũng có rất nhiều câu hỏi nan giải để đạt được hiệu quả cao
Sân thượng là thường là tầng cao nhất và lộ thiên ở trong thiết kế của các công trình nhà ở dân dụng tại Việt Nam.
Rất nhiều gia đình có khoảng sân thượng rộng, tuy nhiên lại chưa nghĩ tới việc thiết lập một mô hinh trồng rau trên đó. Hoặc chủ nhà có mong muôn trồng nhưng lại còn phân vân có nên trồng rau trên sân thượng do chưa xác định cụ thể mô hình cũng nhu hiệu quả của nó.
Cũng có nhiều gia đình tiến hành trồng rau trên đó, nhưng đang loay hoay tìm kiếm bí quyết trồng rau trên sân thượng hiệu quả hoặc trồng rau trên sân thượng cách nào tốt nhất mà đơn giản?
Một lựa chọn phù hợp để tham khảo trong thời đại công nghệ thông tin là tham gia vào các diễn đàn hoặc hội trồng rau trên sân thượng, tham khảo thông tin từ các kênh hữu ích như kênh Youtube trồng rau trên sân thượng của Khoa Hiền…
Qua bài viết sau, Nhịp Sống Sạch xin được tổng hợp những kinh nghiệm trồng rau trên sân thượng. Tìm hiểu về những mô hình trồng rau sạch trên sân thượng cũng như những kĩ thuật nuôi trồng mà quý khách hàng cần để có thể trồng rau sạch trên sân thượng một cách hiệu quả nhất.
I/ Hướng dẫn phương pháp trồng rau sạch trên sân thượng:
Thiết kế sân thượng với một mô hình trồng rau không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ những kiến thức căn bản để có cách trồng và chăm sóc rau sạch nhằm mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí nhất.
1/ Những cách làm giàn trồng rau sạch trên sân thượng thường gặp:
a/ Mô hình vườn treo trên sân thượng:
Mô hình này thường dùng khi sân thượng có mặt bằng nhỏ, diện tích mặt sàn theo chiều ngang không lớn nên phải tận dung mặt đứng để trồng rau sạch.
Kiểu thiết kế này bạn cần rất chú ý đến thời lượng nắng trong suốt cả ngày xem có đủ cung cấp cho toàn bộ vườn treo hay không.
Cần tránh trường hợp những cây trồng phía dưới không đủ nắng để quang hợp dẫn đến việc cây không phát triển được, còi cọc….
b/ Mô hình trồng rau khí canh trên sân thượng:
Đây cũng là mô hình khá tiết kiệm diện tích sân thường. Khác biệt với vườn rau thẳng đứng là mô hình này được áp dụng công nghệ cao.
Vì vây, người trồng cần nên chắc chắn về nguồn gốc và độ an toàn của dung dịch được sử dụng trồng rau để không ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình nhé.
c/ Mô hình trồng rau bằng ống nhựa trên sân thượng :
Đây chính là một dạng trồng cây thủy canh thường thấy tại nhiều gia đình. Tương tự như trồng rau khí canh, điểm cần lưu ý là đảm bảo sử dụng dung dịch hữu canh hữu cơ tránh xa các hoá chất có thể gây hại hình thành trong khi trồng cây
d/ Mô hình trồng rau kết hợp nuôi cá trên sân thượng :
Hay còn được gọi với cái tên Hệ thống Aquaponics.
Đây cũng là một dạng thủy canh với thiết kế khá đặc biệt với bể cá và những khay rau.
Tuy nhiên hệ thống này không sử dụng hoá chất.
Phương thức hoạt động là sử dụng chất thải của cá, được hệ vi sinh vật phân giải và trở thành chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ.
Mô hình này vừa cung cấp rau sạch và cá sạch, thật tiện lợi phải không nào?
e/ Mô hình trồng rau nuôi gà trên sân thượng:
Đây là một mô hình cũng rất hay, hàng ngày cung cấp: rau sạch, trứng gà, thịt gà… Điểm cần lưu ý là thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi trồng cũng như tránh tiếng ồn để không ảnh hưởng tới môi trường sống của gia đình và hệ sinh thái sung quanh.
2/ Cách trồng rau trên sân thượng có mái tôn che:
a/ Sân thượng có mái che có trồng rau được không?
Và đâu là cách trồng rau sạch trên sân thượng có mái che hiệu quả nhất?
Mái che sân thượng có tác dụng che chắn ánh năng trên sân thượng cho ngôi nhà. Tuy nhiên việc này có ít nhiều ảnh hưởng nếu chủ nhà có ý định thiết lập mô hình trồng rau trên đó. Để có thể thực hiện trồng rau trên sân thượng có mái che, chỉ cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Đảm bảo đủ thời lượng có nắng cho rau sinh trưởng và phát triển tốt.
- Có nhiều loại cây hấp thụ ánh sáng trực tiếp, lại có những loại rau lại ưa bóng râm. Vì vậy cần lựa chọn những loại rau phù hợp trồng ở sân thượng có mái che như: mồng tơi, lá lốt, hành, hẹ, tía tô, rau bina, cải thìa, nấm, xà lách…
b/ Trồng rau trên sân thượng có cần mái che không?
Cách làm mái che sân thượng cho giàn rau hiệu quả:
Trên những sân thượng không có mái che, nhiều người muốn lặp đặt mái che để bảo vệ cho hệ thống trồng rau của mình, liệu việc này có nên và giải pháp tối ưu là gì?
Đối với những gia đình trồng rau sân thượng không có mái che và muốn giàn rau của mình được bảo vệ tốt nhất khỏi mưa nắng, sâu hại thì việc thiết kế làm nhà kính trồng rau trên sân thượng là cực kỳ hợp lý.
Bạn có thể tham khảo cách làm nhà lưới trồng rau trên sân thượng đẹp và hiệu quả để tiết kiệm nhiều chi phí.
c/ Trồng rau trên sân thượng theo mùa:
Mùa hè nên trồng rau gì trên sân thượng?
Có thể trồng các loại rau lá như rau muống, các loại rau cải, rau dền, rau mùi…
Các loại cây dây leo như mướp, dưa chuột, các loại cà, các loại đậu … là những loại phù hợp trồng rau trên sân thượng mùa hè.
Đây là những loại cây phát triển rất mạnh khi thời tiết ấm áp và trời có nhiều nắng.
Bạn cũng nên lưu ý cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để cấy không bị khô héo nhé.
Đối với mùa mưa, bạn có thể lựa chọn các loại rau như mồng tơi, bồ ngót, các loại rau thơm, khổ qua, cải cúc… là những loại thích hợp để trồng rau sân thượng mà bạn nên tham khảo.
II/ Cách làm giàn trồng rau sạch trên sân thượng ai cũng nên biết:
Nhịp Sống Sạch xin chia sẽ một số kinh nghiệm giúp việc thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng đạt hiệu quả cao với chi phí bỏ ra hợp lý:
1/ Cách làm đất trồng rau trên sân thượng:
Để trồng rau sạch bảo vệ sức khỏe gia đình mình, bạn nên trộn đất sạch cùng với những loại phân hửu cơ có nguồn gốc tự nhiên như phân chuồng đã ủ hoai, phân bò, phân trùn quế, dịch trùn quế…
Không nên sử dụng hoặc nếu có thì sử dụng một lượng nhỏ phân hoá học vô cơ khi trồng rau. Phân hữu cơ nếu dùng quá nhiều sẽ không tốt cho đất trồng cũng như ảnh hưởng tới sức khoẻ của bản thân và gia đình.
Trong quá trình trồng rau, sau mỗi lần thu hoạch, bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ để cải tạo chất dinh dưỡng cho chất. Không cần thiết phải trộn lại đất mới sau mỗi lần trồng rau.
2/ Làm giá trồng rau sạch trên sân thượng:
Đối với giàn trông rau trên sân thượng, bạn có thể sử dụng đa dạng các vật liệu để làm như tre, nứa, gỗ, sắt…
Do ưu điểm có độ bền cao với việc dễ dang thiết kế, thi công nên giàn trồng rau bằng sắt thường được nhiều người ưa chuộng nhất.
3/ Giới thiệu một số loại thùng khay chậu trồng rau thường thấy khi thiết kế sân thượng trồng rau:
a/ Cách trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp:
Trong mỗi gia đình thường có rất nhiều thùng xốp sau khi nhận hàng hoá được giữ lại.
Việc tận dụng thùng xốp trồng rau trên sân thượng rất phổ biến tại các thành phố lớn.
Ưu điểm là có thể tận dụng đồ tái chế nên chi phí thấp, đa dạng kích thước phù hợp với nhiều diện tích khác nhau và độ bền của thùng xốp cũng khá cao.
Khi trồng rau trong thùng xốp trên sân thượng bạn cần lưu ý kê (lót) thùng xốp lên cao cách mặt đất để dễ vệ sinh và tránh tình trạng nước ùn ứ và thấm xuống nền.
Một lưu ý quan trọng không kém là bạn nên tính toán kỹ lưỡng số lượng phù hợp trước khi chuyển đất và thùng xốp, cây trồng lên sân thượng.
Trường hợp nếu mô hình không phù hợp hoặc không hiệu quả thì có thể dễ dàng dọn dẹp để trả lại khoảng không cho sân thượng
b/ Khay chậu nhựa trồng rau trên sân thượng:
Giải pháp tối ưu nhất có lẽ là dùng khay chậu nhựa chuyên để trồng rau.
Khay chậu nhựa có nhiều ưu điểm như: tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt, độ bền cao, có nhiều hình dáng, màu sắc để chọn lựa.
c/ Xây bồn trồng rau trên sân thượng:
Mô hình này phù hợp với một số người có sự say mê với việc trồng trọt hoặc nhu cầu sử dụng rau sạch khá lớn.
Xây bồn trồng rau giúp bạn trồng được đa dạng chủng loại: rau ăn lá, cây lấy quả, dây leo…
Người trồng cũng nên để ý chống thấm kỹ, tránh trường hợp tưới nước đọng làm ảnh hưởng đến chất lượng căn nhà.
4/ Bộ dụng cụ trồng rau trên sân thượng:
Hiện tại, các dụng cụ trồng rau được bán khá nhiều trên thị trường. Chỉ cần bỏ ra một số tiền vừa phải, bạn đã có những dụng cụ hỗ trợ rất đắc lực trong quá trình trồng và chăm sóc giàn rau sạch của gia đình mình.
5/ Thiết kế hệ thống tưới rau trên sân thượng:
Có nhiều sự lựa chọn cho bạn khi thiết kế hệ thống tưới như: phun sương, nhỏ giọt, hoặc sử dụng hệ thống timer hẹn giờ…
Bạn cần đầu tư một ít thời gian để nghiên cứu hoặc lựa chọn những đơn vị uy tín lắp đặt.
6/ Nên trồng rau gì trên sân thượng ?
Các loại rau dễ trồng trên sân thượng bạn nên quan tâm tới để có sự lựa chọn hợp lí nhất
Tùy vào thời tiết, khí hậu, từng mốc thời gian, mùa khác nhau của mỗi địa phương sẽ có các loại rau nên trồng trên sân thượng khác nhau.
Ngày nay, từ Bắc vào Nam , hầu hết đã trồng được mọi loại rau trừ những loại đòi hỏi khí hậu vùng miền quá nhiều (như Đà Lạt, Sapa…).
Những loại rau ăn lá dễ trồng trên sân thượng được ưa chuộng như: rau muống, rau dền, các loại cải, xà lách,
Hoặc các loại cây củ như đậu bắp, cà chua, cà tím, các loại dây leo: bầu, bí, mướp…
Tùy vào từng loại rau sẽ có thời gian sinh trưởng, cách thức chăm sóc khác nhau, hãy liên hệ với Nhịp Sống Sạch nếu bạn cần trợ giúp nhé.
———————————————
Nhịp Sống Sạch
Địa chỉ: 2/8 Nơ Trang Long, Phương 14, Quận Bình Thạnh TP.HCM
Hotline: 0905.498.313
Fanpage: www.facebook.com/nhipsongsach
———————————————
Mời mọi người cùng chiêm ngưỡng hình ảnh những vườn rau sạch trồng trên sân thượng cực kỳ bắt mắt và hấp dẫn của Nhịp Sống Sạch lắp đặt nhé.
Hệ thống trồng rau nuôi cá Aquaponics :