Kệ trồng rau sạch tại nhà ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng để cung cấp cho gia đình môt nguồn thực phầm hữu cơ chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng một vườn rau tại nhà còn là một thú vui, một hướng giải trí mới đầy thư giãn cho những người yêu thích trồng cây, hoa.
Có một vườn rau sạch đầy tính thẩm mĩ, hiệu quả mang lại cũng vô cùng hữu ích. Hãy nhanh chóng lên kế hoạch xây dựng vườn rau sạch tại nhà thôi nào.
Những kiến thức cơ bản mà Nhịp Sống Sạch mang lại dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng làm một vườn rau sạch tại nhà nhanh chóng và tiết kiệm.
I/ Hướng dẫn phương pháp trồng rau sạch trên sân thượng:
Cách làm vườn trồng rau sạch trên sân thượng không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ những kiến thức căn bản bên dưới để biết cách trồng và chăm sóc rau sạch ở trên sân thượng hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Những cách làm giàn trồng rau sạch trên sân thượng thường gặp:
1/ Mô hình vườn treo trên sân thượng:
Thường áp dụng khi trồng rau sạch trên sân thượng nhỏ, không có nhiều diện tích bề ngang nên phải tận dụng không gian theo chiều thẳng đứng, với kiểu thiết kế này bạn cần rất chú ý đến thời lượng nắng trong suốt cả ngày có đủ cung cấp cho toàn bộ vườn treo hay không, tránh trường hợp những cây trồng phía dưới không đủ nắng để quang hợp sẽ còi cọc, chậm phát triển.
2/ Mô hình trồng rau khí canh trên sân thượng:
Tương tự như vườn treo, đây cũng là mô hình khá tiết kiệm diện tích sân thường và được áp dụng công nghệ cao, gia chủ cần nên chắc chắn về nguồn gốc và độ an toàn của dung dịch được sử dụng trồng rau để không ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình nhé.
3/ Mô hình trồng rau trên sân thượng bằng ống nhựa:
Đây chính là một dạng thủy canh thường thấy tại nhiều gia đình, tương tự như khí canh, hãy đảm bảo sử dụng dung dịch hữu canh hữu cơ, bạn nhé.
4/ Mô hình trồng rau kết hợp nuôi cá trên sân thượng :
Đây cũng là một dạng thủy canh với thiết kế khá đặc biệt với bể cá và những khay rau, phương thức hoạt động là sử dụng chất thải của cá, được hệ vi sinh vật phân giải và trở thành chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ, mô hình này vừa cung cấp rau sạch và cá sạch, thật tiện lợi phải không nào?
5/ Mô hình trồng rau nuôi gà trên sân thượng:
Đây là một mô hình cũng rất hay, hàng ngày cung cấp: rau sạch, trứng gà, thịt gà… Nhưng cũng nên để ý về vấn đề vệ sinh và tiếng ồn từ những chú gà để tránh ảnh hưởng đến hàng xóm nhé.
II/ Thiết kế và xây dựng kệ trồng rau tại nhà đơn giản:
Để việc thiết kế vườn trồng rau sạch trên sân thượng đạt hiệu quả cao với ngân sách bỏ ra hợp lý, bạn cần có những kiến thức cơ bản. Nhịp Sống Sạch xin gửi tới quý độc giải những kiến thức cơ bản cần có để làm kệ trồng rau tại nhà
1/ Cách trộn đất trồng rau trên sân thượng:
Để trồng rau sạch bảo vệ sức khỏe gia đình mình, bạn nên trộn đất sạch cùng với những loại phân chuồng đã ủ hoai như: phân bò, phân trùn quế, dịch trùn quế, những loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Nên hạn chế trộn vô đất những loại phân vô cơ, phân hóa học sẽ không tốt đến sức khỏe, nếu có sử dụng chỉ nên sử dụng lượng nhỏ đảm bảo trong ngưỡng cho phép và đảm bảo thời gian an toàn.
Sau một thời gian trồng cây, bạn chỉ cần bổ sung thêm phân bón và chất dinh dưỡng vô đất rồi dùng tiếp chứ không nhất thiết phải thay đất.
2/ Làm giá kệ trồng rau sạch trên sân thượng:
Có nhiều cách làm giá kệ trồng rau sạch trên sân thượng với những chất liệu như: sắt, gỗ, tre nứa…
Trong đó, thiết kế kệ trồng rau trên sân thượng bằng sắt hiện nay rất thịnh hành bởi tính thẩm mỹ và độ bền cao, chống chịu tác động của tự nhiên tốt.
3/ Chuẩn bị khay, chậu trồng rau:
Những loại thùng khay chậu trồng rau trên sân thượng thường thấy khi thiết kế sân thượng trồng rau:
a/ Trồng rau trên sân thượng bằng thùng xốp:
Việc tận dụng thùng xốp trồng rau trên sân thượng rất phổ biến tại các thành phố lớn vì chi phí thấp, đa dạng kích thước phù hợp với nhiều diện tích khác nhau.
Khi trồng rau trong thùng xốp trên sân thượng bạn cần lưu ý kê (lót) thùng xốp lên cao cách mặt đất để dễ vệ sinh và tránh tình trạng nước ùn ứ và thấm xuống nền dẫn đến hư hỏng kết cấu sàn nhà. Có thể sử dụng gạch, kệ nhựa hoặc kệ nâng khay rau bằng sắt… tuỳ vào chi phí và vật tư có sẵn.
Một lưu ý quan trọng không kém là bạn nên tính toán kỹ lưỡng số lượng phù hợp trước khi chuyển đất và thùng xốp, cây trồng lên sân thượng, tránh trường hợp khi trồng không hiệu quả hoặc cần thay đổi vị trí trồng cây sẽ khó khăn cho việc vận chuyển đất và vật tư trồng cây.
b/ Thiết kế kệ trồng rau sạch sân thượng bằng khay chậu nhựa:
Có lẽ đây chính là giải pháp tối ưu nhất vì khay chậu nhựa có nhiều ưu điểm như: tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt, độ bền cao, có nhiều hình dáng, màu sắc để chọn lựa.
Bạn có thể dễ dàng tim thấy các loại khay nhựa trồng rau tại các cơ sở bán vật tư nông nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn loại khay chậu theo kích thước cũng như chất lượng phù hợp với yêu cầu trồng rau nhà mình.
c/ Xây bồn trồng rau trên sân thượng:
Cách xây bồn trồng rau trên sân thượng thường được áp dụng với những người có đam mê lớn với ngành nông nghiệp, có kế hoạch lâu dài cho việc trồng rau.
Xây bồn trồng rau giúp bạn trồng được đa dạng chủng loại: rau ăn lá, cây lấy quả, dây leo…
Bạn cũng nên để ý chống thấm kỹ, tránh trường hợp tưới nước đọng làm ảnh hưởng đến chất lượng căn nhà.
4/ Chuẩn bị bộ dụng cụ trồng rau trên sân thượng:
Chỉ cần bỏ ra một số tiền hợp lý, bạn đã có những dụng cụ hỗ trợ rất đắc lực trong quá trình trồng và chăm sóc giàn rau sạch của mình.
5/ Thiết kế hệ thống tưới rau trên sân thượng:
Có nhiều sự lựa chọn cho bạn khi thiết kế hệ thống tưới như: phun sương, nhỏ giọt, hẹn giờ… Mỗi hình thức tưới có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kĩ để tối ưu chi phí cũng như dẽ dàng bảo trì cho hệ thông tưới tiêu của mình.
6/ Các loại rau dễ trồng trên sân thượng.
Nên trồng rau gì trên sân thượng ?
Tùy vào thời tiết, khí hậu từng mùa của mỗi địa phương sẽ có các loại rau nên trồng trên sân thượng khác nhau.
Ngày nay, từ Bắc vào Nam , hầu hết đã trồng được mọi loại rau trừ những loại đòi hỏi khí hậu vùng miền quá nhiều ( như Đà Lạt, Sapa…), những loại rau dễ trồng trên sân thượng được ưa chuộng như: rau muống, rau dền, các loại cải, xà lách, đậu bắp, cà chua, cà tím, các loại dây leo: bầu, bí, mướp…
Tùy vào từng loại rau sẽ có thời gian sinh trưởng, cách thức chăm sóc khác nhau, hãy liên hệ với Nhịp Sống Sạch nếu bạn cần trợ giúp nhé.