Mô hình tháp trồng rau sạch hữu cơ, giải pháp trồng rau cho không gian nhỏ hẹp

Mô hình tháp trồng rau

Mô hình tháp trồng rau hữu cơ thông minh là một giải pháp hữu ích nhằm tiết kiệm chi phí và công sức trồng rau tại nhà. Bên cạnh đó còn hiệu quả trong việc xử lí rác thải nhà bếp, giúp bảo vệ môi trường sống

I, Mô hình tháp trồng rau hữu cơ:

1, Mô hình tháp trồng rau hữu cơ là gì?

Tháp nhựa trồng rau là một mô hình trồng rau gia đình đơn giản mới xuất hiện và rộ lên tại Việt Nam trong vòng vài năm gần đây. Mô hình tháo trồng rau với những ưu điểm nổi bật như: tiết kiệm diện tích, công sức chăm sóc, tận dụng rác thải nhà bếp làm phân bón cho rau, giúp giảm bớt lượng rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

Mô hình tháp trồng rau
Một mô hinh tháp trộng rau trên ban công

Một ưu điểm nữa của tháp trồng rau sạch tại nhà là thiết kế nhỏ gọn và tiết kiệm không gian, dễ chi chuyển nên có thể lắp đặt ở các vùng không gian nhỏ hẹp như ban công, hành lang….

Thông thường, Tháp trồng rau sạch hữu cơ tại nhà thường được thiết kế 5 tầng xung quanh với các hộc nhỏ và tầng trên cùng có diện tích lớn hơn. Đồng thời, tháp có khả năng xoay 360 độ, giúp cây trên tháp có thể nhận đủ ánh sáng để phát triển ngay cả khi đặt ở những không gian nhỏ hẹp.

Tháp trồng rau hữu cơ còn được biến đổi mô hình để thành tháp trông rau thủy canh và khí canh với một hệ thống dẫn lưu chất dinh dưỡng nuôi cây đi kèm.

2, Tháp rau hữu cơ có tốt không?

Mô hình tháp trồng rau sạch: giúp khuyết đại diện tích trồng rau so với mô hình chậu rau hoặc thùng xốp trên cùng diện tích mặt sàn

Tháp rau còn là một hệ thống ủ phân compost hữu cơ khép kín, tạo ra hệ sinh thái tự nhiên bên trong tháp khi có ngăn chứa rác thải nhà bếp. Để tăng hiệu quả trong việc xử lí rác thải, bạn có thể kết hợp nuôi trùn quế trong hộc ủ phân, trùn quế sẽ giúp phân hủy các chất thải thành chất dinh dưỡng nuôi cây.

Ngoài ra, mô hình tháp trồng rau hữu cơ thông minh còn là một không gian thư giãn với công việc trồng và chăm sóc cây trồng

II, Giới thiệu một số mô hình tháp trồng rau hữu cơ phổ biến trên thị trường:

1, Tháp trồng rau hữu cơ Eco.

Kích thước

  • Đường kính 58cm, Cao 102cm (~220L).
  • Số lượng lỗ trồng: 45 lỗ.
  • Ống chứa rác thải hữu cơ đường kính 18cm, cao 102cm.
  • Mô hình tháp trồng rau
    Mô hình tháp trồng rau hữu cơ tại nhà đang dần được ưa chuộng với nhiều ưu điểm

Đây là mô hình tháp rau sạch được nhiều người sử dụng, áp dụng công nghệ tiên tiến USA với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Kích thước nhỏ gọn, phù hợp với không gian nhỏ hẹp như ban công
  • Cấu tạo tháp rau hữu cơ Eco có phần lõi phục vụ việc xử lí rác thải nhà bếp hiệu quả, kết hợp nuôi trùn quế trờ thành nguồn dinh dưỡng cho rau
  • Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt tại nhà
  • Dễ dàng tìm thấy trên thi trường: Hiện nay có nhiều đơn vị phân phối tháp trồng rau sạch hữu cơ Eco . Giá tháp trồng rau hữu cơ Eco cung tương đối mềm và động nhất trên thị trường.

2, Tháp trồng rau hữu cơ Biosacotec.

Mô hình tháp trồng rau
Mô hình tháp trồng rau do BioSacotec sản xuất

Thông tin sản phẩm:

  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Kích thước: Cao 1m55
  • Đường kính: 55cm

3, Tháp trồng rau 6 cánh:

Tháp trồng rau hữu cơ thông minh thiết kế với các chậu cong vào như hình bông hoa 6 cánh, có thể đặt chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích khi chồng.

Loại chậu này có chiều cao lên tới 25cm nên ngoài trồng rau thì bạn hoàn toàn có thể trồng thêm các loại củ như su hào, cà rốt

Mô hình tháp trồng rau
Mô hình tháp trồng rau 6 cánh xếp chồng lên nhau

4, Tháp trồng rau hữu cơ xếp 10 tầng:

Mô hình tháp trồng rau
Một mô hình tháp trồng rau hữu cơ có thể xếp cao lên 10 tầng

III, Một số lưu ý khi trồng rau sạch bằng tháp rau hữu cơ tại nhà:

Mô hình tháp trồng rau
Tháp trồng rau sẽ rất hiệu quả nếu được làm đúng cách

1, Tháp trồng rau hữu cơ làm bằng nguyên liệu gì?

Tháp rau hữu cơ thường được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp, có bổ sung các hợp chất chống chịu với môi trường nên độ bên với môi trường và nắng mưa khá cao. Tuy nhiên, cần hạn chế tác động lực mạnh sẽ dễ gây biến dạng cho tháp rau.

2, Những loại rác nào có thể dùng trong tháp rau?

Có thể bỏ mọi loại rác hữu cơ (có nguồn gốc từ tự nhiên) nhà bếp vào tháp rau nhưng cần lưu ý vài điểm sau:

  • Cắt nhỏ nhưng rác bếp có kích thước lơn như củ quả để đẩy nhanh quá trình phân hủy
  • Những loại có mùi, tinh dầu như: vỏ chanh, vỏ bưởi… nên hạn chế cho vào tháo vì sẽ gây ảnh hưởng đến trùn quế có trong tháp.
  • Hạn chế cho các thức ăn dễ ôi thiu như thức ăn mặn, cơm thừa…vì dễ gây ra tình trạng yếm khí, ảnh hưởng đến hệ vị sinh vật có lợi và trùn quế trong tháp rau
  • Nên trộn thêm giá thể giúp làm tơi xốp đất trồng như xơ dừa, tro trấu, vỏ đậu phộng…

3, Tại sao sử dụng tháp rau lại cần thêm trùn quế?

Trùn quế (giun quế) là cộng sự rất đắc lực và quan trọng khi dùng tháp rau. Trùn quế sử dụng thức ăn là rác thải nhà bếp, sau đó trải qua quá trình phân hủy thức ăn trong cơ thế tạo nên phân bón trùn quế sạch, là loại phân bón cực kì có lợi cho mô hình trồng rau sạch tại nhà

Xem thêm  >>>   Giun trùn quế là con gì? Tác dụng của giun trùn quế để làm gì?

4, Làm gì để dể di chuyển tháp trồng rau khi có nhu cầu di dời?

Bạn nên làm riêng đế gỗ hoặc sắt có gắn bánh xe và đặt tháp rau lên, sẽ rất tiện lợi để di chuyển mà không ảnh hưởng tới cấu tạo của tháp trồng rau.

5, Có cần thay đất khi trồng cây trên tháp trồng rau không?

Không nhất thiết phải thay đất mà chỉ cần bổ sung thêm các loại phân bón (nên dùng phân bón hữu cơ) để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.

6, Tháp rau trồng được những loại rau nào?

Mặt xung quanh bạn có thể dùng tháp trồng dâu tây, rau ăn lá, cây lấy củ… đối với mặt trên có thể trồng các loại cây lấy trái: cà chua, đậu bắp… hay cây dây leo: bầu, bí, mướp, dưa leo, khổ qua…( trồng những loại dây leo cần làm thêm giàn leo).

7, Mỗi ô nên trồng bao nhiêu rau?

Mỗi ô nên trồng tối đa 3 cá thể rau ăn lá, nên trồng những loại có cùng thời gian thu hoạch để khi thu hoạch sẽ không ảnh hưởng đến bộ rễ của những cây còn lại.

———————————————

Nhịp Sống Sạch 

Địa chỉ: 2/8 Nơ Trang Long, Phương 14, Quận Bình Thạnh TP.HCM

Hotline: 0905.498.313

Fanpage: www.facebook.com/nhipsongsach

———————————————

Để lại một bình luận